`
A. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VỀ TỰ NHIÊN- KINH TẾ
I. TÊN XÃ (HIỆN TẠI) VỊ TRÍ, DIỆN TÍCH, DÂN SỐ.
1. Xã hiện nay là xã Sơn Tiến; Trước đây thời xa xưa (năm 1655) xã có tên đầu tiên là xã Tuần Lễ, gồm 3 làng là Đông Lỗ, Tri Lễ và Hàm Lại lập nên.
2. Các thay đổi qua các thời kỳ 1945 lại nay.
Tháng 8 năm 1945 xã đổi tên là Mạc Phượng gồm ba làng Tri Lễ, Đông Lỗ và Bạch Sơn.
Đến năm 1949 xã Mạc Phượng sát nhập thêm xứ Lễ Định (Kẻ Đọng bây giờ) là làng có nhiều người theo đạo thiên chúa và xã đổi tên thành Tuần Tiến
Từ mùa xuân Giáp Ngọ 1954 đến nay gọi là xã Sơn Tiến; Hiện nay toàn xã được chia thành 19 thôn được đặt tên theo thứ tự từ thôn 1 đến thôn 19; năm 2012 thực hiện kế hoạch sáp nhập thôn của UBND tỉnh Hà Tĩnh xã đã xây dựng đề án sáp nhập thôn từ 19 xuống 13 thôn.
3. Địa giới xã theo bản đồ hành chính hiện nay:
Sơn Tiến là một xã miền núi nằm về phía bắc của huyện Hương Sơn, Có toạ độ địa lý
Từ 180 33’ 39’’ đến 180 36’56’’ Vĩ độ Bắc.
Từ 1050 24’ 55’’ đến 1050 31’26’’ Kinh độ Đông.
Phía bắc giáp huyện Thanh Chương-tỉnh Nghệ An; Phía nam giáp với xã Sơn An và xã Sơn Lễ; Phía đông giáp với xã Sơn Hoà và huyện Nam Đàn-tỉnh Nghệ An; Phía tây giáp xã Sơn Lễ và huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An.
Chiều dài trung bình từ bắc xuống nam là 5,8 km, từ đông sang tây là 11,35 km .
4. Diện tích tự nhiên hiện nay:
Diện tích đất tự nhiên 3.813,87 ha, trong đó:
- Đất sản xuất nông nghiệp 2.614.31ha, chiếm 68,55 %
- Đất phi nông nghiệp 404.63 ha.
- Đất khác và đất chưa sử dụng 794.91 ha
- Diện tích đất rừng: 1.692.82 ha.
- Diện tích mặt nước và nguồn nước.
- Diện tích mặt nước 70ha.
5. Dân số toàn xã hiện nay:
Tổng số hộ trong toàn xã có 1720 hộ với 7.233 nhân khẩu được phân bổ trên 19 xóm,
- Lao động trong độ tuổi có 4810 người, trong đó lao động nông nghiệp 2957 người, chiếm 61.47 %; Dịch vụ - thương mại 139 người, chiếm 2.9 %; tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác 862 người, chiếm 17.92 % .
II. ĐỊA HÌNH:
1. Địa chất, thổ nhưỡng:
Sơn Tiến có địa hình đồi núi phức tạp, núi cao ở hướng Tây Bắc và thấp dần theo hướng Đông Nam,. Đất đai ở sườn núi chủ yếu là đất đá ong, sét nặng còn ở đồng bằng phần lớn là những vùng đất pha cát và một ít là đất đỏ ba gian.
2. Núi đồi:
Đồi núi chiếm khoảng 80% diện tích đất trong xã với những dãy núi trùng điệp nối tiếp từ thấp đến cao. Phía đông là dãy núi Thiên Nhẫn kéo dài nối liền với dãy núi Động Bát xoãi rộng ra dưới chân hình thành từng ngọn đồi trọc nhỏ nối tiếp Rú Đất, Trạng Truông, Động Lều, Trằm Nơi, Trạng Nhập, Cửa Hang, .
Phía Tây Bắc là những đỉnh núi cao nối tiếp Núi Vạc, Núi Trọc Xôi, Núi Cơn Trẹo, Núi Eo Lòng.
3. Sông suối:
Không có sông chảy qua, chỉ có khe suối như: Đập Toi, Khe Nhảy, Vực Rồng, đập Cựa và đập Khe Cò lớn nhất.
III. KINH TẾ XÃ HỘI
1. Nông nghiệp
- Cây trồng chủ yếu là lúa nước, khoai lang, sắn, đậu, ngô và cây đặc sản là lạc.
- Cây lúa: Diện tích 560 ha, năng suất bình quân 43,4 tạ/ha, (năm cao nhất 53 tạ /ha), tổng sản lượng 2430 tấn.
- Cây ngô được bố trí chủ yếu vụ chính là vụ Đông 160 ha; năng suất bình quân 30 tạ/ha, sản lượng 480 tấn. Ngô được trồng trên vùng đất màu theo công thức luân canh; Lạc xuân- Đậu xanh hè thu- Ngô đông, sản phẩm chủ yếu làm thức ăn chăn nuôi. Ngô xuân 20ha, năng suất 42 tạ/ha, sản lượng 84 tấn. Ngô hè thu 15ha, năng suất 30ha, sản lượng 45tấn.
Bình quân lương thực 412kg/người/năm..
- Cây lạc: Vụ đông xuân diện tích 200 ha, cơ cấu giống lạc QĐ12, L23 và L14, năng suất bình quân 22 tạ/ha (năm cao nhất 24 t¹/ha) sản lượng đạt 440 tấn. Vụ hè thu 15ha, năng suất 10 tạ/ha, sản lượng 15 tấn.
- Ðậu Hè thu: Diện tích 150 ha, giống chủ yếu là VN93-1, năng suất bình quân đạt 12 t¹/ha, sản lượng 180 tấn.
- Vật nuôi chủ yếu là: trâu, bò, lợn, gà, dê và hươu. - Đàn bò 2500 con (năm cao nhất có 3250 con), trâu có 800 con (năm cao nhất có 850 con), trong đó đàn bò lai chiếm 10%, chăn nuôi theo hình thức hộ 100%, sản lượng thịt hơi xuất chuồng hàng năm đạt 26 tấn/năm.
- Đàn lợn có đến tại thời điểm là 1800 con, trong đó lợn nạc chiếm 80% chăn nuôi theo hình thức hộ (hộ nuôi nhiều nhất 100con). Sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt 40 tấn/năm.
- Đàn hươu có hơn 1000 con, bình quân có 2 hộ nuôi 1 con, hộ nhiều nhất 50 con,; sản lượng nhung mỗi năm đạt 200kg, 350 con hươu con xuất chuồng, giá trị thu nhập 2800 triệu đồng/năm.
- Đàn dê có 1050 con, bình quân có 2 hộ nuôi 01 con, hộ nhiều nhất 7 con, Sản lượng thịt hơi xuất chuồng 33.3 tấn, thu nhập 500 triệu đồng/năm.
- Tổng đàn gia cầm có 20.000 con, 5.100 con vịt, ngan, chủ yếu gà giống địa phương; quy mô nuôi theo hộ gia đình chiếm 100 %, hình thức chăn nuôi thả vườn 100%, sản lượng hơi xuất chuồng đạt 20 tấn, trong đó 5.500 mái đẻ cho sản lương trứng hàng năm đạt 430 ngàn quả trứng.
2. Có nghề trồng rừng phát triển mạnh. Diện tích đất lâm nghiệp toàn xã có 1692,82ha; trong đó rừng phòng hộ 1408,4ha, rừng sản xuất 284,42ha. Diện tích đã được giao khoán tận hộ gia đình là 71,22ha, các cây trồng chủ yếu là cây thông, keo lai, bạch đàn; Diện tích đã được khai thác 138 ha; sản lượng khai thác hàng năm ước khoảng 960 tấn.
3. Nghề thủ công: Toàn xã có 29 hộ hoạt động về lĩnh vực tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề nông thôn, thu hút 60 lao động tham gia, cụ thể: 12 hộ xay xát, thu nhập bình quân 1,8 triệu đồng/người/tháng; 8 hộ cơ khí sữa chữa, thu nhập bình quân 6,5 triệu đồng/người/tháng; 9 hộ vận tải, thu nhập bình quân 15 triệu đồng/người/tháng.
4. Khoáng sản có sắt, đá ong, đá vôi và đá đen.
5. Về thương nghiệp: Là một xã có lợi thế về giao thông, giao lưu hàng hoá giữa tỉnh Nghệ An đặc biệt xã có đường liên tỉnh đi qua trung tâm xã, có chợ Chùa là điểm giao lưu mua bán giữa các xã Sơn An, Sơn Hoà, Sơn Lễ, Sơn Ninh, Sơn Thịnh.... và hai huyện Nam Đàn, Thanh Chương tỉnh Nghệ An, nên trong những năm qua số hộ bám mặt đường tận dụng lợi thế để hoạt động kinh doanh dịch vụ đưa lại thu nhập cho kinh tế hộ và góp phần nâng cao thu nhập cho toàn xã với các hoạt động kinh doanh như vận tải, vật tư phân bón, thực phẩm và các hàng công nghệ phẩm......nhưng hình thức còn nhỏ lẻ theo hộ gia đình chưa thu hút được nhiều lao động.
Hộ kinh doanh vật tư nông nghiệp chủ yếu là kinh doanh phân bón có 08 hộ với 8 lao động, thu nhập bình quân 3,5 triệu đồng/ hộ/ tháng; Kinh doanh tổng hợp có 25 hộ với 27 lao động (trong đó có 08 hộ kinh doanh tương đối lớn), thu nhập bình quân 2,4 triệu đồng/hộ/tháng; Kinh doanh thực phẩm có 12 hộ với 12 lao động, thu nhập bình quân 3 triệu đồng/hộ/ tháng; Kinh doanh hàng ăn uống 8 hộ dọc theo các tuyến đường liên huyện, đường mòn Hồ Chí Minh và khu vực Trung tâm thu hút 16 lao động, thu nhập bình quân 7 triệu đồng/hộ/tháng, có 9 hộ dịch vụ vận tải hàng hoá với 9 lao động, thu nhập bình quân 15 triệu đồng/ hộ/tháng; Tổng thu nhập từ tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ trong năm 2011 là 4,98 tỷ đồng chiếm 8% tổng thu nhập toàn xã.
6. Về giao thông: - Đường Quốc lộ qua địa bàn xã: Hiện tại trên địa bàn xã có 01 tuyến đường Hồ Chí Minh đi qua dài 2,2 km.
- Đường tõ huyÖn vÒ trung t©m x· : Có 03 tuyến.
+ Đoạn nối từ đường mòn Hồ Chí Minh về UBND xã (xóm 6) dài 5,5 km đã được nhựa hoá, nền đường 6m, mặt đường 3m mới được xây dựng năm 2010.
+ Đường Ninh Tiến dài 5,6 km đã được nhựa hóa.
+ Đường Từ Trung tâm xã (xóm 5) đi Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, dài 4,5 Km; Đường nhựa 3,5 km và 01 km đường bê tông.
- Đường trục xã : Tổng 19,5 Km; trong đó:
+ Đã nhựa hoá 15 km; Chưa được bê tông hoá, nhựa hoá: 4,5 km.
- Đường trục thôn xóm: Tổng số đường ngỏ xóm dài khoảng 45km.
+ Đã cứng hoá 1 km ; Chưa được cứng hoá, nhựa hoá: 44 km.
- Đường ngỏ xóm: Tổng chiều dài khoảng 160km chưa được cứng hoá.
7. Công trình thủy lợi:
Toàn xã có có 11 hồ đập lớn, nhỏ; tổng dung tích 5,38 triệu m3, đảm bảo tưới tiêu cho 476 ha, đạt 85% đất trồng lúa; các hồ đập lớn gồm Khe Cò, đập Khe Nhảy, đập Háp, đập Ma Ca.
Hệ thống kênh mương nội đồng do xã quản lý, có tổng chiều dài 29 km, cụ thể như sau:
- Kênh mương đã kiên cố dài 9 km gồm các tuyến: Tuyến mương Khe Nhảy 2km, mương Vực Rồng 4km, mương Đập Toi 1,5km, mương Mỏ Phượng 0,5km, mương Đập Háp 1km.
- Số kênh mương đất là 20 km; các tuyến: Mương khe nhảy 3km, mương Đập ngớc 3km, đập Hói thị 1km, đập Mái lịnh 1km, hạ lưu Khe cò 4km, đập Háp 3km, mương Mỏ phượng 1km, tuyến đê Phát 2 km, đập Thủng 2km.
B. VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG:
I. GIÁO DỤC- VÀI NÉT VỀ HỌC HÀNH, KHOA CỬ XƯA:
1. Từ xưa đến nay, nhân dân Sơn Tiến vốn thông minh, hiếu học.Trước đây, về Hán học có cử nhân Phạm Lê Cương, tú tài Phạm Lê Duyệt, tú tài Nguyễn Duy Dủ là nổi tiếng, có 4 người được suy tôn học giỏi nhất huyện là Dư, Liêu, Chấn, Trác.
Không có trường dạy chữ Hán nhưng vẫn có thầy đồ dạy ở nhà.
2. Có nhiều người thi đỗ Đại khoa như: Phạm Lê Cung, Nguyễn Duy Dư, Nguyễn Đình Khuê, Nguyễn Đình Tấn....
3. Người làm quan do thi đỗ từ huyện lên có: Nguyễn Đình Tấn (sau chuyển sang Bộ Lao động)....về quan võ có Nguyễn Hữu Tạo.
4. Thời kỳ Pháp thuộc, xã không có trường học, chỉ có một số thầy dạy tại nhà.
5.Việc học dưới chế độ mới từ năm 1945 đến nay:
Cuối tháng 9/1945 xã nhà đã có 4 lớp học: thời gian đầu học ở gian hạ điện của đền Thánh Hoàng, có 4 phòng học do thầy Nguyễn Duy Thái làm Hiệu trưởng và các thầy Nguyễn Duy Soa, thầy Nguyễn Phạm Dịnh và Nguyễn Duy Trinh tình nguyện dạy không lương, sau thành lập trường tranh tre nứa ở Kẻ Trúa. Cuối tháng 5/1946 toàn bộ lớp nhất của thầy Nguyễn Duy Soa đều thi vào trường tiểu học Quang Lĩnh – Đức Thọ và 90% thi đậu vào trường trung học Vinh.
Việc diệt giặc dốt xã nhà: ở các thôn đã có lớp bình dân học vụ vào ban đêm. Năm 1948 được Bác Hồ gửi tặng bằng khen về xóa mù chữ cho xã nhà, từ đó thành lập trường cấp 1 và trường mẫu giáo. Cho đến nay, con số tăng dần, số học sinh giỏi càng đông. Niên khóa 1964-1965 có 12 em đi thi huyện và 9 em thi tỉnh, kết quả 9 em đậu học sinh giỏi huyện và 6 em giỏi tỉnh. Cũng niên khóa 1964-1965 xã đã có 450 em theo học lớp vỡ lòng và cô Nguyễn Thị Xanh tiêu biểu cho các cô trên 20 năm dìu dắt.
Đến nay xã đã có 3 cấp học, gồm các trường Mầm non, 2 trường Tiểu học và 1 trường Trung học cơ sở.
- Trường mầm non: Xã có 3 điểm trường; thuộc xóm 3, xóm 13 và xóm 16 Tổng diện tích khuôn viên của 3 điêm trường là 4073.5 m2, Tổng số Cán bộ, giáo viên của trường là 26 người (gồm 01 nhân viên, 22 giáo viên, quản lý có 3 người). Trong đó có 15 Đại học, 02 Cao đẳng, và 09 Trung cấp. Tổng số học sinh của trường năm vừa qua là 310 học sinh ( trong đó cả trẻ mẫu giáo).
Tổng số phòng học của trường là 13 phòng, đã đạt chuẩn theo quy định ; Số phòng chức năng của trường 02 phòng; Diện tích sân chơi bãi tập hiện tại 596 m2.
Về cơ sở vật chất của trường hiện trạng đảm bảo phục vụ tốt công tác dạy và học.
- Trường tiểu học 1: Gồm có một cụm lẽ ở địa điểm (xóm 3) và trung tâm ở địa điểm (thuộc xóm 6); Tổng diện tích khuôn viên của trường là 6876 m2, Có 12 lớp, Tổng số Cán bộ, giáo viên của trường là 19 người ( gồm 01 nhân viên, 16 giáo viên, quản lý có 02 người). Trong đó có 11 Đại học, 03 Cao đẳng, và 03 Trung cấp. Tổng số học sinh của trường năm vừa qua là 291 học sinh.
Tổng số phòng học của trường là 24 phòng, đã đạt chuẩn theo quy định; Số phòng chức năng của trường 9 phòng,; Diện tích sân chơi bãi tập hiện tại 3000 m2
Về cơ sở vật chất của trường hiện trạng cơ bản đảm bảo phục vụ tốt công tác dạy và học.
Trường đã đạt chuẩn QG giai đoạn I
- Trường tiểu học 2: Gồm 2 cum trường, Cụm chính ở xóm 18 và một cụm lẽ địa điểm (thuộc xóm 16) . Tổng diện tích khuôn viên của trường là 11387.8 m2, Tổng số Cán bộ, giáo viên của trường là 23 người ( gồm 03 nhân viên, 18 giáo viên, quản lý có 02 người). Trong đó có 16 Đại học, 03Cao đẳng, và 04 Trung cấp. Tổng số học sinh của trường năm vừa qua là 305 học sinh.
Tổng số phòng học của trường là 13 phòng, đã đạt chuẩn theo quy định; Số phòng chức năng của trường 04 phòng,; Diện tích sân chơi bãi tập hiện tại 3500 m2
- Trường THCS: Xã có 1 Trường trung hoc cơ sở, địa điểm (thuộc xóm 6); Tổng diện tích khuôn viên của trường là 5427.7m2, Tổng số Cán bộ, giáo viên của trường là 40 người ( gồm 05 nhân viên, 32 giáo viên, quản lý có 03 người). Trong đó có 24 Đại học, 12 Cao đẳng, và 04 Trung cấp. Tổng số học sinh của trường năm vừa qua là 561 học sinh.
Tổng số phòng học của trường là 10 phòng, đã đạt chuẩn theo quy định; Số phòng chức năng của trường 01 phòng,; Diện tích sân chơi bãi tập hiện tại 1500 m2
Về cơ sở vật chất của trường hiện trạng cơ bản đảm bảo phục vụ tốt công tác dạy và học.
§îc sù quan t©m cña §¶ng uû, Uû ban nh©n d©n x·, c¸c ®oµn thÓ, héi phô huynh häc sinh, sù nç lùc cña ®éi ngò gi¸o viªn, sù cè g¾ng häc tËp cña c¸c em häc sinh, ®Õn n¨m häc 2010 - 2011 sù nghiÖp gi¸o dôc ®µo t¹o cña x· ®· ®¹t ®îc nh÷ng kÕt qu¶ tèt, tû lÖ tèt nghiÖp c¸c cÊp hµng n¨m t¨ng, sè häc sinh giái, tiªn tiÕn t¨ng, chÊt lîng gi¸o dôc toµn diÖn cã nhiÒu chuyÓn biÕn tuy vËy c¬ së vËt chÊt dµnh cho gi¸o dôc cßn nhiÒu khã kh¨n, c¸c em cã hoµn c¶nh khã kh¨n cßn nhiÒu. ViÖc thùc hiÖn c«ng t¸c x· héi ho¸ gi¸o dôc ®ang ®îc sù ®ång t×nh ñng hé cña c¸c ngµnh, c¸c cÊp vµ toµn thÓ c¸n bé vµ nh©n d©n x·, nh»m ®¶m b¶o viÖc häc tËp cña c¸c häc sinh.
6. Tác giả văn học nghệ thuật: ở xã Sơn Tiến có nhiều tác gia không chuyên. Ngoài những người đã thoát ly ở nơi khác nhưng gốc Sơn Tiến như: ông Nguyễn Duy Trân, Nguyễn Mộng Liên, Nguyễn Đình Khanh, Nguyễn Đình Thuấn và hiện tại có ông Nguyễn Khắc Du, Nguyễn Đình Khải đã được đăng một số bài ở Báo Hà Tĩnh trong thời kỳ chống Mỹ.
V. TÍN NGƯỞNG TÔN GIÁO
1. Đình làng: trước đây ở trước cửa Bà Sen Tạ có một đình làng.
2. Đền, miếu: có Đền Xã thờ vị thần Đức Thánh Hoàng, đền Kim Lân, đền Bạch Sơn thờ vị tướng Nguyễn Trãi, đền Mỗm, đền Tùm Móc (nay không còn),
3. Chùa: Có chùa Minh Nguyệt do ông Nguyễn Đình Khuê chủ dựng tại núi Đại Hùng, Hùng Sơn nay đã bị phá dỡ. Chùa Côn Sơn hiện nay đang hoạt động, có trang trí nội thất như: tượng, bia, chuông...
4. Nhà thờ Thiên chúa giáo:
Hiện xã Sơn Tiến có 5 nhà thờ họ (Kẻ Trúa, Quỳnh Linh, Tân Vạc, Tiền Sơn, Kẻ Đọng) và 01 giáo xứ (Kẻ Đọng). Giáo xứ Kẻ Đọng (thành lập năm 1918) đóng tại xóm 14 (Tức Lệ Định trước đây); có linh mục quản xứ thường xuyên, linh mục hiện nay là ông Trần Định; tổng số giáo dân trong xã hiện nay là 504 hộ, 2398 người.
5. Am thờ
Có am ở trong khu trường trung học: Am đền Lăng, am mộ Cố Bá – xóm 12.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA DÂN GIAN VÀ CÁC NHÂN VẬT ĐÁNG CHÚ Ý.
1. Lễ hội chùa đền xưa ở các làng xã:
Trước đây có lễ rước đèn vào ngày rằm tháng 8. Các chùa như: chùa Minh Nguyệt ở Hùng Sơn có lễ phát chẩn vào rằm tháng 7 âm lịch. Ngày Tết Nguyên đán hàng năm có hội vật, đánh đu.
2. Ngày tết:
Ngày trước có hội vật, đánh đu, ẩm thực giao thừa thường có xôi chè và Nguyên đán lúc nào cũng có bánh chưng, gà luộc và đặc biệt là có pháo nổ lúc giao thừa và sáng mồng một nhưng nay tục lệ này đã bị bãi bỏ.
3. Các hình thức nghệ thuật dân gian
Ở đây mới tự phát theo cảm tính của từng vùng, từng họ và hiện toàn xã có một đội văn nghệ chung và 4 đội văn nghệ của 4 nhà trường.
4. Các nghệ nhân có tiếng: chưa thấy ở Sơn Tiến
5. Các thầy giáo nho học và tân học có tiếng ngày trước như: Phạm Lê Cung ở Tri Lễ, Phan Lê Duyệt, Nguyễn Duy Dư ở Đông Lỗ, Tân học có Nguyễn Duy Soa, Nguyễn Duy Tùng....
6. Một số thầy lang: ông Hàn Thực, ông Cu Hinh ở Đông Lỗ.
7. Các thầy phù thủy giỏi bói toán: thầy Chí, thầy Thụt
8. Thợ thủ công nghệ giỏi: ông Hóa Sợ, ông Đặng Bình. Ông Hóa có sức khỏe hơn người, nay đã chết cả.
9. Những người có tài vật, bơi giỏi và sức khỏe hơn người.
10. Các câu ca, bài vè, thơ và chuyện kể nói lên đặc điểm địa phương
Một số bài thơ ca ngợi quê Sơn Tiến:
Bài thơ: Quê hương Sơn Tiến
Quê hương ơi sao ta yêu tha thiết thế
Hàng cau xanh tỏa bóng rung rinh
Bờ tre xanh giữ trọn mối tình
Hương đồng nội lúa xanh màu thắm
Sơn Tiến ơi biết bao điều đầm ấm
Gọi nhau từng bát nước chè xanh
Giúp nhau khi tắt lửa tối đèn
Dăm câu chuyện khi trên bàn chén rượu
Sơn Tiến ơi biết bao điều kỳ diệu
Lớp lớp người con cháu nối theo
Tình quê hương ai cũng nhuộm màu.
Bài thơ: Sơn Tiến vững bước
Quê tôi miền Sơn Tiến
Phong cảnh đẹp vô cùng
Ruộng đồng rộng mênh mông
Cò bay giăng thẳng cánh
Núi trùng trùng điệp điệp
Màu xanh tận chân trời
Xuân đến hoa thắm tươi
Hè về muồng, sim ngọt
Mạc Sơn cao chót vót
Thiên Nhẫn dãy trường thành
Chắn che luồng gió bão
Dân chúng được yên lành
Không có thác, có ghềnh
Tuy xa biển, xa sông
Có hồ đập mênh mông
Cá tôm tung tăng lượn
Lúa khoai cùng ngô sắn
Đậu lạc cũng mê tơi
Cam, bưởi, mít, quýt, gai
Nhà nhà đều có sẵn
Điện về quê thắp sáng
Đến từng hộ, từng nhà
Đêm đến như sao sa
Nhạc đài ca rộn rã.
Đường giao thông liên xã
Như một dải lụa hồng
Băng qua những cánh đồng
Xanh xanh màu lá mạ.
Cầu thang lên trạm xá
Tầng dưới nhà hộ sinh
Cán bộ y nhiệt tình
Tiếp bệnh nhân niềm nở.
Trường trung học cơ sở
Thoáng đãng và tươi xinh
Nơi giáo dục hậu sinh
Cột rường cho đất nước
Hàng trăm công viên chức
Tỏa khắp cả ba miền
Phục vụ đủ các ngành
Tự hào trường góp sức.
Chợ Chùa người chen chúc
Hội tụ đủ bốn phương
Nam Đàn với Thanh Chương
Mang hàng qua trao đổi
Những cây đa trăm tuổi
Vẫn tỏa bóng rung rinh
Những cầu đá xinh xinh
Gợi bao điều thú vị.
Ủy ban và Đảng ủy
Gắn bó với nhân dân
Quần chúng rất kiệm cần
Dân tình thật phấn khởi.
Nước nhà đang đổi mới
Sơn Tiến vững bước theo
Xóa tỷ lệ đói nghèo
Tiến văn minh giàu mạnh./.
11. Phong tục tập quán của địa phương: thờ cúng, ma chay, cưới hỏi diễn ra như những địa phương khác không có gì đặc biệt.
VI. MỘT SỐ NỘI DUNG KHÁC
1. Xã có rất nhiều họ: Họ Phan, Nguyễn, Lê, Phạm, Hồ, Bùi, Tô, Đậu, Đinh, Đường, Hoàng, Thái...họ Phan là họ đông nhất rồi đến họ Nguyễn và họ Phạm và Họ Phan cũng là họ đến sớm nhất Thủy tổ họ Phan là Đô sứ Quan Phan Duy Minh sinh thời Hiệu sinh triều Lê, làm quan Đô sứ, hiễn linh ở núi Tùng Lĩnh, trước phong tôn Thần "TÚ NGHI DỰC BẢO TRUNG HƯNG", đến thời Khải định tủng bạt "TRUNG ĐẲNG THẦN".
Theo di văn và truyền ngôn thì Thuỷ tổ Họ Phan xuất nguồn từ thôn Kỵ Dạ- Hưng Nguyên- Nghệ An đến khai sơn phá thổ, chiêu dân lập ấp, hình thành xóm làng, rồi đặt tên làng là Đông Lỗ, nhưng đến từ năm nào cụ thể thì chưa biết (Khoảng từ năm 1527-1532). Bởi vậy, trong Gia phả Họ Phan Đại tôn bằng chữ Hán có thơ rằng:
Kỵ Dạ hương lai bất ký niên;
Khai sơn Phá thổ liệt ngộ tiền;
Cảm tri tích luỹ tòng hà thuỷ;
Cử thử liêu tương hậu thế truyền.
Tạm dịch: Từ làng Kỵ Dã đến năm nao;
Đào non mở đất lập Ấp đầu;
Tổ tiên tài trí gây cơ nghiệp:
Ghi lại lưu truyền thế hệ sau.
Và ở 2 cột cổng chính nhà thờ Họ Phan Đại Tôn có đôi câu đối như sau:
Vế bên trái: Phá thổ khai sơn khai nghĩa chỉ
Vế bên phải: Chiêu dân lập ấp tạo nhân cơ
Vịnh Quốc ngữ: 1. Mở lối san đồi trồng cây nghĩa
2. Chiêu dân lập ấp dựng gốc nhân
Tiếp đến là các họ Nguyễn, Lê, Phạm, Hồ, Bùi, Tô, Đậu....Các họ này đều có nhà thờ và gia phả, tộc phả hán nôm.
3. Các gia đình còn giữ được tài liệu hán nôm, khế tự thơ văn, bản đồ của đời trước.
Tại nhà thờ họ Nguyễn còn giữ được 3 bức hoành phi và rất nhiều câu đối:
Ba bức hoành phi và câu đối đã dịch ra chữ Quốc ngữ như sau:
1. Tế như tại: Có nghĩa là cúng tổ tiên, như tổ tiên còn sống
2. Thiện tối lạc: Có nghĩa là làm điều lành là vui nhất.
3. Đức lưu quang: Có nghĩa là phúc đức còn sáng mãi./.
Năm câu đối đã được dịch như:
Câu đối 1:
- Tư vũ duật lai dương định chỉ huy tiên phát tich
- Thiện văn vật thế, tiên điền tiến sỹ cựu lưu phương.
Dịch nghĩa:
- Từ lều lán dựng lên nơi phát tích hầu chỉ huy dương định.
- Vì gia phong giữ mãi, nguồn lưu phương dòng tiến sỹ tiên điền
Câu đối 2:
Vế 1. Danh lộ vô cầu nhàn cúc kính
Vế 2: Thọ nguyên hữu mạnh dần tiên sơn.
Dich nghĩa:
Vế 1. Nhàn nơi quê xóm không cần danh lợi
Vế 2. Thọ chốn đồi non sẵn có lộc trời.
Câu đối 3:
Vế 1: Cúc kính di nhân xĩ dĩ kiên tước đức
Vê 2: Đào niên trí khánh lão nhi tiên mạo kỳ.
Dịch nghĩa:
1. Tước đức, thọ kiêm cảnh nhà nơi lối trúc.
2. Mạo kỳ giã hội nguồn phúc chốn vườn hoa.
Câu đối 4:
1. Thi thư phái dẫn lam giang viễn
2. Đạo nghĩa môn khai mạc lĩnh cao.
Dịch nghĩa
- Thi thư dòng dẫn sông lam rồng
- Đạo nghĩa nên trông núi mạc cao.
Câu đối 5:
1. Thư điền thoái trúc gia chân vị
2. Tân địa chi lan hữu vị hương
Dịch nghĩa
- Gạo trong ruộng sách đều ngon đặm
- Hoa tại vườn tăm ấy ngát hương
C. LỊCH SỮ TRUYỀN THỐNG.
Ngày 19/9/1930 nhân dân Đông Lỗ, Tri Lễ, Hàm Lại kéo ra Xuân Trì, Thịnh Xá biểu tình. Ông Lê Tiệp thay mặt nhân dân đứng ra đấu tranh nói rõ mục đích. Tối 20/9/1930 xã Tuần Lễ cử 1 hội viên nông hội đỏ vào đội tự vệ tới Yên Đức nghe ông Trần Bình phổ biến tình hình.
Ngày 11/8/1945 nhân dân Tri Lễ giành chính quyền, giải tán hương bộ, Nguyễn Trọng Hòe lấy sổ sách, con dấu giao cho ông Nguyễn Mộng Lý giữ. Những ngày tiếp theo Đông Lộ, Bách Sơn, Hàm Lại giành chính quyền do các ông Phan Thiệu, Tống Trần Hàm lãnh đạo.
Sau cách mạng tháng 8: Xã nhà tổ chức lại mọi mặt do ông Tống Trần Hàm làm chủ tịch và ông Phạm Cầu làm phó chủ tịch
Bắt đầu 20/3/1946 nhân dân xã nhà (lúc đó là xã Mạc Phượng) đã thiết lập xong chính quyền dân chủ, từ thôn xóm, sức mạnh tiềm tàng được khơi dậy, mọi người phấn khởi xây dựng và bảo vệ chế độ mới với một niềm tin chiến thắng./.